Tổng quan về dầu hạt lanh – những điều cần biết

24 views

Ngày nay, hạt Lanh đang nổi lên như một thành phần thực phẩm chức năng quan trọng vì có chứa nhiều axit α-linolenic (ALA, axit béo omega-3), lignans và chất xơ. Dầu hạt lanh, chất xơ và lignans của hạt lanh có nhiều tiềm năng lợi ích đối với sức khỏe như giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, xơ vữa động mạch, tiểu đường, ung thư, viêm khớp, loãng xương, rối loạn tự miễn dịch và thần kinh.

Giới thiệu chung

Hạt lanh là một trong những cây trồng lâu đời nhất, đã được trồng trọt kể từ thời kỳ đầu của nền văn minh (Laux 2011). Hạt Lanh có tên Latin là Linum usitatissimum, có nghĩa là “rất hữu ích”. Loài này lần đầu tiên được đưa tới Hoa Kỳ bởi những người khai hoang, chủ yếu để sản xuất sợi cho quần áo (Laux 2011). Mọi bộ phận của cây lanh đều được sử dụng trực tiếp hoặc sau khi xử lý cho mục đích thương mại.

Trong hai thập kỷ qua, hạt lanh ngày càng nhận được nhiều sự chú ý trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng và y học do có rất nhiều lợi ích tiềm năng liên quan đến các thành phần hoạt chất của nó. Hạt lanh có chứa nhiều các thành phần dinh dưỡng và là nguồn giàu axit béo ω-3: axit α-linolenic (ALA), axit béo không bão hòa đa chuỗi ngắn

(PUFA), chất xơ hòa tan và không hòa tan, phytoestrogenic lignans (secoisolariciresinol diglycoside-SDG), protein và một loạt các chất chống oxy hóa (Ivanova et al. 2011; Singh et al. 2011; Oomah 2001; Alhassane và Xu 2010). Hiện nay, hạt lanh ngày càng được sử dụng nhiều trong giảm nguy cơ các bệnh lý tim mạch, giảm nguy cơ ung thư (đặc biệt là ung thư tuyến vú và tuyến tiền liệt), chống viêm, tác dụng nhuận tràng, giảm các triệu chứng mãn kinh và loãng xương

Thành phần hoạt chất

Hạt lanh là một trong những nguồn thực vật giàu axit béo ω-3, axit α-linolenic (ALA) (Gebauer và cộng sự 2006; Tonon et al. 2011) và lignans (phytoestrogen) nhất (Singh và cộng sự 2011).

Các nước trồng nhiều hạt lanh nhất là Canada, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Ethiopia. Canada là nước sản xuất nhiều nhất của thế giới với sản lượng 0,42 triệu tấn năm 2010 (FAO 2012) và chiếm gần 80% thương mại toàn cầu của hạt lanh (Oomah và Mazza 1998). Ấn Độ xếp thứ 4, với 0,15 triệu tấn tổng sản lượng hạt lanh (FAO 2012). Tổng sản lượng hạt lanh trung bình trên thế giới trong thập kỷ trước và trong 5 năm qua bởi 5 quốc gia sản xuất hàng đầu (2005–2010) được thể hiện trong Hình. 1 và 2, tương ứng.

Hạt lanh có hai loại cơ bản: (1) màu nâu; và (2) màu vàng hoặc gold. Cả hai đều có đặc điểm dinh dưỡng giống nhau và số lượng axit béo ω-3 chuỗi ngắn bằng nhau. Ngoại lệ là một loại hạt lanh màu vàng được gọi là solin (tên thương mại Linola), có thành phần dầu hoàn toàn khác và có rất ít axit béo ω-3 (Dribnenki et al. 2007).

Theo thành phần hóa lý, hạt lanh giàu các thành phần có hoạt tính sinh học như dầu, protein, chất xơ, polysaccharid hòa tan, lignans, hợp chất phenolic, vitamin (A, C, F và E) và khoáng chất (P, Mg, K, Na, Fe, Cu, Mn và Zn) (Bhatty 1995; Jheimbach và Port Royal 2009).

Bảng 1. Thành phần các chất dinh dưỡng và các hoạt chất có trong hạt Lanh

Hạt lanh là nguồn thực vật giàu axit béo ω-3, tức là axit α-linolenic (ALA) (Gebauer và cộng sự 2006). Dầu hạt lanh chỉ có rất ít axit béo bão hòa (9%) nhưng lại rất giàu axit béo không bão hòa đa (73%) (Cunnane và cộng sự 1993). Trong tất cả các axit béo trong dầu hạt lanh, axit α- linolenic là axit béo chính chiếm khoảng từ 39 – 60,42%, tiếp theo là axit oleic, linoleic, palmitic và stearic (Bảng 2), cung cấp tỷ lệ axit béo ω-6: ω-3 tuyệt vời xấp xỉ 0,3: 1 (Pellizzon et al. 2007). Ngoài ra, dầu hạt Lanh tự nhiên còn có hàm lượng các chất chống oxy hóa (như tocopherols và beta-caroten) cao (Holstun và Zetocha 1994).

Bảng 2. Thành phần các axit béo chính trong dầu hạt Lanh

ĐẶT MUA VIÊN UỐNG DẦU HOA ANH THẢO OENEVA TUỆ LINH

Số hộp đặt mua

Ý kiến của bạn