Tác dụng của hạt lanh trong bệnh ung thư vú

5 views

Tên nghiên cứu: The Effect of Flaxseed in Breast Cancer: A Literature Review

Tác giả: Ana Calado et al.

Đăng tải trên tạp chí Frontiers in Nutrition

Link nghiên cứu: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5808339/pdf/fnut-05-00004.pdf

Tóm tắt nghiên cứu

Hạt lanh đã là một trong những các loại thực phẩm được nghiên cứu nhiều nhất, về mối liên hệ có thể có đối với ung thư vú. Nó rất giàu các axit béo omega-3, axit α-linolenic, lignans và chất xơ. Một trong những thành phần chính của hạt lanh là lignans, trong đó 95% được chuyển hóa từ diglucoside secoisolariciresinol (SDG). SDG được chuyển đổi thành enterolactone và enterodiol; chúng có thể liên kết với các thụ thể tế bào, giảm tăng trưởng tế bào. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc hấp thụ axit béo omega-3 có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư vú.

Trong các nghiên cứu trên động vật, axit α-linolenic đã được được chứng minh là có thể ngăn chặn sự phát triển, kích thước và sự gia tăng của các tế bào ung thư và cũng thúc đẩy quá trình chết tế bào ung thư vú. Các nghiên cứu trên động vật khác cho thấy rằng bổ sung dầu hạt lanh kết hợp với tamoxifen có thể làm giảm kích thước khối u ở mức độ lớn hơn so với dùng tamoxifen đơn độc.

Các thử nghiệm lâm sàng trên người cho thấy hạt lanh có một vai trò quan trọng trong giảm nguy cơ ung thư vú. Các nghiên cứu quan sát chỉ ra rằng tiêu thụ hạt lanh (khoảng 32 g/ngày) có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú.

– Trong hai nghiên cứu phân tích tổng hợp, người ta thấy rằng sử dụng các thực phẩm có lượng lignans cao hơn làm giảm nguy cơ ung thư vú sau mãn kinh. Trong một nghiên cứu có đối chứng, mức tiêu thụ lignans cao có liên quan với tỷ lệ tử vong do ung thư vú sau mãn kinh thấp hơn đáng kể.

– Nghiên cứu về chế độ ăn uống và sức khỏe của phụ nữ Ontario ở Canada (2002–2003): Lượng hạt lanh tiêu thụ hàng tháng và hàng tuần / hàng ngày (khoảng 32,5 g) và bánh mì hạt lanh (1 chiếc, khoảng 2,5 – 5 g hạt lanh) có liên quan đến việc giảm đáng kể nguy cơ ung thư vú từ 18 xuống 24% ở tất cả phụ nữ.

– Một nghiên cứu thuần tập tiền cứu, bao gồm 58.049 người phụ nữ sau mãn kinh tại Pháp, cho kết quả rằng những người tiêu thụ lignans cao (> 1,395 μg / ngày) giảm đáng kể nguy cơ ung thư vú.

– Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng giả dược ở bệnh nhân ung thư vú. Các nhà điều tra đã theo dõi phụ nữ sau mãn kinh

gần đây đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Những người phụ nữ này sau đó được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm:

Nhóm 1, bao gồm 19 phụ nữ: sử dụng khoảng 25 g hạt lanh bột/ngày Nhóm 2, bao gồm 13 phụ nữ: không sử dụng hạt lanh.

Sinh thiết được thực hiện ở cả hai nhóm, tại phần đầu của thử nghiệm, sau đó được so sánh với bệnh lý của khối u được loại bỏ trong quá trình phẫu thuật, khoảng 5 tuần sau khi nghiên cứu bắt đầu. Những người phụ nữ bổ sung dầu hạt lanh cho thấy kết quả làm giảm tăng sinh tế bào khối u, giảm sự biểu hiện của c-erB2 (còn được gọi là HER2 –– một gen sinh ung thư liên quan đến phát triển và tiến triển của ung thư vú) và sự gia tăng trong quá trình chết tế bào theo chương trình của tế bào. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng dầu hạt lanh có khả năng làm giảm sự phát triển của khối u ở những bệnh nhân mắc ung thư.

– Trong một thử nghiệm lâm sàng khác, các nhà nghiên cứu đã chọn khoảng 45 phụ nữ tiền mãn kinh có nguy cơ phát triển ung thư vú cao.

(với sinh thiết vú đáng ngờ hoặc ung thư vú trước đây) và cho họ sử dụng 50 mg SDG lignan mỗi ngày, tương đương với hai thìa dầu hạt lanh. Các nhà nghiên cứu đã cho thấy giảm mức Ki-67 –– một dấu ấn sinh học báo hiệu tăng sinh tế bào. Theo thử nghiệm lâm sàng này, SDG lignan có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú.

 

 

ĐẶT MUA VIÊN UỐNG DẦU HOA ANH THẢO OENEVA TUỆ LINH

Số hộp đặt mua

Ý kiến của bạn